Trang chủTin nổi bậtKỷ niệm 75 năm ngày Phòng chống thiên tai Việt Nam -...

Kỷ niệm 75 năm ngày Phòng chống thiên tai Việt Nam – Hải Phòng ‘chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương’

Nằm nơi đầu sóng ngọn gió, thiên tai trên luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên Hải Phòng luôn chủ động và có giải pháp hay sẵn sàng ứng phó.

Một cơn bão càn quét qua địa phận quận Đồ Sơn. Ảnh: Đinh Mười.

Một cơn bão càn quét qua địa phận quận Đồ Sơn. Ảnh: Đinh Mười.

Thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường

Nhìn lại quá khứ, hầu như năm nào thiên tai cũng đều “ghé thăm” Hải Phòng, dù cường độ và hậu quả để lại không lớn như các tỉnh miền Trung nhưng nếu không chủ động các biện pháp phòng tránh thì thiệt hại không phải là nhỏ.

Đơn cử như trong năm 2020, tuy không xuất hiện hiện tượng thiên tai lớn nhưng đã xuất hiện một số hình thái thời tiết, khí tượng thủy văn bất lợi như: bão, rét đậm, nắng nóng, gió mạnh sóng lớn, mưa lớn kèm dông lốc… gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nhất là các hoạt động trên biển.

Trung bình, mỗi cơn bão đi qua, trên vùng biển Hải Phòng, có khoản 2.581 phương tiện với 8.480 lao động đang hoạt động và neo đậu tại các bến, 457 lồng bè với 1.282 lao động, 312 chòi canh với 313 lao động thuộc địa bàn biên phòng biết vị trí, hướng di chuyển của bão.

Đáng lưu ý nhất là bão số 2, bão số 7 gây gió mạnh cấp 9, 10 ở Bạch Long Vỹ và xuất hiện một số trận mưa lớn trên 200 mm tại sông Văn Úc gây ngập úng cục bộ một số khu vực đô thị và sản xuất nông nghiệp.

Theo Chi cục đê điều và phòng chống thiên tai Hải Phòng, việc biến đổi khí hậu và tính phi quy luật của thời tiết ngày càng diến biến phức tạp, khó lường sẽ khiến cho công tác dự báo, cảnh báo thiên tai và  việc ứng phó với các tình huống gặp nhiều khó khăn.

Từ nay đến cuối năm, như dự báo, bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có khả năng xuất hiện sớm trên khu vực Biển Đông, khả năng cao xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên khu vực phía Nam Biển Đông với số lượng có thể xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.

Dự kiến sẽ có khoảng 10-12 cơn bão/ATNĐ trên Biển Đông, xu hướng ảnh hưởng đến đất liền tập trung nhiều trong các tháng cuối năm, trong những năm chuyển pha của ENSO, các hiện tượng thời tiết, khí hậu thường có những biến động mạnh.

Tại khu vực Biển Đông sẽ có bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp, mưa lớn cục bộ, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt trong các tháng mùa hè năm 2021, do đó cần có những biện pháp hữu hiệu để giúp ngư dân hạn chế thiệt hại tối đa nhất.

Vừa vận động vừa bắt buộc

Huyện đảo Bạch Long Vĩ là đảo xa nhất của Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ, cách Hải Phòng 73,5 hải lý (136,122 km), với diện tích nhỏ chưa tới 3km2, nhưng đây là một trong 8 ngư trường lớn, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh – quốc phòng biển của Việt Nam và là nơi hứng chịu những cơn bão đầu tiên trước khi đổ bộ vào đất liền.

Khi bão đến, tàu thuyền tại đảo Bạch Long Vĩ sẽ được cẩu lên bờ hoặc ràng buộc chắc chắn. Ảnh: Duy Thính.

Khi bão đến, tàu thuyền tại đảo Bạch Long Vĩ sẽ được cẩu lên bờ hoặc ràng buộc chắc chắn. Ảnh: Duy Thính.

Dù vậy, những năm qua, tại khu vực hòn đảo này việc ứng phó với thiên tai luôn được chủ động, chưa để xảy ra những trường hợp đáng tiếc, thiệt hại sau mỗi cơn bão đi qua luôn ở mức thấp nhất.

“Việc dự báo chưa sát thực tế một số cơn bão khiến cho việc vận động ngư dân vào tránh trú bão về sau gặp khó khăn. Có mấy cơn bão sau khi đưa người dân cũng như phương tiện vào tránh trú rất mất công sức và thời gian nhưng sau đó bão không về hoặc là mưa rất nhở. Vài lần như thế thì lần sau việc vận động sẽ gặp chút khó khăn, người dân có phản ứng lại”, ông Trần Quang Tường – Bí thư huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Ông Trần Quang Tường, Bí thư Huyện đảo Bạch Long Vĩ cho biết, ngư dân ngoài đảo chủ yếu đánh bắt thủy hải sản, khi có cơn bão, tùy theo cường độ của bão sẽ có phương án ứng phó và di chuyển ngư dân vào nơi an toàn.

Nếu bão to thì những tàu thuyền nhỏ sẽ được đưa vào âu và cẩu lên bờ, còn một số tàu to quá không đưa lên được thì sẽ được chằng buộc cẩn thận, đảm bảo không có người ở dưới tàu.

Còn người dân sẽ được đưa vào tránh trú bão tại Khu thanh niên xung phong, tòa nhà đa năng…rồi cung ứng thực phẩm miễn phí trong thời gian trú bão.

“Khi có bão thì các con tàu đánh cá về cơ bản đã được thông báo và buộc phải vào đất liền hết, chỉ chủ yếu những tàu nhỏ. Về cơ bản từ trước đến nay không thiệt hại gì nhiều do chúng ta đã chủ động trong việc thông tin, buộc người dân phải chấp hành, nếu không sẽ giao cho lực lượng biên phòng yêu cầu người dân chấp hành để hạn chế thiệt hại thấp nhất có thể”, ông Tường cho hay.

Nguồn tin: https://nongnghiep.vn

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TIN PHỔ BIẾN