Các khu vực úng hầu hết là các khu vực sản xuất nông nghiệp có cao độ tự nhiên thấp (trung bình từ +0.7m đến +0.9m cao độ lục địa) cho đến thời điểm hiện tại chưa có có trường hợp ngập lụt các khu công nghiệp do cao độ các khu công nghiệp được san lấp tương đối cao +2.2 đến +2.5 (cao độ lục địa).
Độ sâu ngập lớn nhất xuất hiện tại Vĩnh Bảo là 1.0m tương đương mức nước trong đồng +1.9 đến +2.0m cao độ lục địa
1.1. Hệ thống thuỷ lợi Vĩnh Bảo (3.000 ha) gồm 2 vùng:
+ Vùng 1: gồm các xã An Hoà, Hiệp Hoà, Tân Hưng, Đồng Minh, Hưng Nhân, Hùng Tiến, Vĩnh Long.
+ Vùng 2: gồm các xã Cộng Hiền, Tiền Phong, Vĩnh Phong, Cao Minh, Liên Am, Vinh Quang, Thanh Lương.
Thời gian mưa gây ngập úng tại Vĩnh Bảo thường từ ngày 20/7 đến 20/8 hàng năm.
– Năm 1998 với lượng mưa 420mm/4 ngày, 2 khu vực này ngập úng 10 ngày
– Năm 2002 lượng mưa 406mm/3 ngày, 2 khu vực này ngập úng 2.655ha, tiêu nước 9 ngày
– Năm 2004 lượng mưa 390mm/4 ngày, 2 khu vực này ngập úng 2.400ha tiêu nước trong 9 ngày
– Năm 2005 lượng mưa 386mm/4 ngày, 2 khu vực này ngập úng 2.560ha tiêu nước trong 8 ngày
– Năm 2006 lượng mưa 405mm/4 ngày, 2 khu vực này ngập úng 2.430ha tiêu nước trong 8 ngày
– Năm 2012 lượng mưa 365mm/2 ngày, 2 khu vực này ngập úng 3000ha tiêu nước trong 5 ngày
1.2. Hệ thống thuỷ lợi Tiên Lãng:
Khu vực bắc sông Mới gồm 3 xã đường 10: Tiên Cường, Tự Cường, Đại Thắng và công ty Nông nghiệp Quý Cao. Nếu có trận mưa đến 300mm, khi chân triều cao dự kiến diện tích lúa và hoa màu trên 560 ha và 471 ha thủy sản bị ngập.
1.3. Hệ thống thuỷ lợi An Hải (1.000 ha) gồm 3 vùng úng:
+ Vùng 1: Khu vực đường 203; Một số vùng đồng trũng của các xã: Đồng Thái, Đặng Cương, Hồng Thái, Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nam Sơn, Bắc Sơn.
+ Vùng 2: Khu vực đường 5; Khu đồng trũng các xã: Hồng Phong, Đại Bản, An Hòa, Lê Thiện.
+ Vùng 3: Từ cống Luồn đến cống Đồng Xá (Tràng Cát) gồm các xã: Hàng Kênh, Vĩnh Niệm, Đằng Lâm, Đằng Hải, Nam Hải, Tràng Cát. Khu vực này một phần diện tích ven đê được tiêu trực tiếp qua các cống dưới đê, còn lại tập trung vào kênh An – Kim – Hải và cống Phi Trường A, cống Hạ Đoạn tiêu ra sông Cấm.
Nếu có trận mưa đến 300mm, khi chân triều cao thì các vùng trên sẽ bị ngập sâu trung bình từ 0.6 đến 1.0m
1.4. Hệ thống thủy lợi Thuỷ Nguyên (3.000 ha) gồm:
Diện tích
Vùng úng trọng điểm được xác định khoảng trên 1.200 ha chủ yếu là vùng đầm 500 mẫu Lưu Kiếm, Tuy Lạc, Thủy Triều, Ngũ Lão, Tân Dương, Dương Quan, An Lư, Trung Hà, Lập Lễ, Phả Lễ.
Nếu lượng mưa đến 200 mm thì ngoài các diện tích trên, các xã như Kênh Giang, Lưu Kiếm, Liên Khê, Tam Hưng với diện tích khoảng 200 ha sẽ bị ngập.
Nếu mưa từ 200 đến 300mm thì diện tích sẽ tăng lên khoảng trên 3.000 ha tập trung tại những xã trên và thêm các xã vùng Cao Kênh-Hợp Thành, Đầm To-Lại Xuân, Lưu Kỳ.
1.5. Hệ thống thuỷ lợi Đa Độ (4.000 ha) gồm 2 vùng úng:
Nếu lượng mưa đến 300 mm/ngày đêm vào thời điểm chân triều cao kết hợp xuất hiện lũ từ thượng lưu thì các vùng úng trọng điểm là:
+ Vùng úng đầu nguồn hệ thống (phía Tây Bắc huyện An Lão): Xã Quang Hưng, Bát Trang, một phần xã Trường Thành, Trường Thọ, Quốc Tuấn huyện An Lão diện tích: 3.000 ha
+ Vùng úng phía Đông Nam hệ thống: Xã Tú Sơn huyện Kiến Thụy, một phần phường Hợp Đức – Đồ Sơn diện tích trên 1.000 ha.
+ Ngoài ra có 3 khu vực có nguy cơ úng cục bộ do dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đi qua là huyện An Lão (các xã Quang Trung, Quốc Tuấn, Tân Viên, Mỹ Đức, An Thái), huyện Kiến Thụy (xã Thuận Thiên, Hữu Bằng) và phường Hòa Nghĩa của quận Dương Kinh.
- Số liệu về lượng mưa/ngày trong trận mưa ngày 29, 30/5/2013
Tên trạm | Lượng mưa (mm) | |
Từ 7h đến 19h ngày 29/5/2013 | Từ 19h đến 7h ngày 30/5/2013 | |
Cửa Cấm | 31 | 248 |
Phù Liễn | 11 | 139 |
Do Nghi | 47 | 191 |
Đông Xuyên | 7 | 209 |
Tranh Chử | 3 | 67 |
Hòn Dấu | 0,5 | 108 |